Các quan điểm phản đối Chủ_nghĩa_đế_quốc_Trung_Hoa

Chính phủ, giới học giả và truyền thông Trung Quốc phản đối các mô tả Trung Quốc như một nước đế quốc[19] cùng với tất cả những khái niệm liên quan. Họ cho rằng đó là sản phẩm của sự thù địch chống phá Trung Quốc từ bên ngoài nhằm làm suy yếu Trung Quốc. Chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc là vô lý và Trung Quốc là nước yêu chuộng hòa bình.[20] Các luận điểm được đưa ra một mặt nhằm phủ nhận, một mặt nhằm diễn giải sự cần thiết của ảnh hưởng chính trị trong lịch sử Châu Á từ Trung Quốc, gồm các luận điểm cơ bản:

  • Vai trò của Trung Quốc trong lịch sử châu Á là giữ gìn trật tự, khiến các quốc gia láng giềng không xâm lược, không chiến tranh lẫn nhau. Vì vậy, hệ thống quyền lực Trung Quốc ở vị trí trung tâm là cần thiết. Nhờ đó, Châu Á đạt được hòa bình, ổn định, thịnh vượng. Khi trật tự không thể giữ được, hòa bình bị phá vỡ khi một nước chư hầu châu Á tấn công một nước chư hầu khác thì Trung Quốc sẽ gây áp lực hoặc sử dụng vũ lực để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ chư hầu trung thành.
    • Từ thế kỷ X, khi Đại ViệtChampa lần đầu chiến tranh cho đến năm 1471, khi Champa bị tiêu diệt, các triều đình Trung Quốc đã nhiều lần can thiệp để bảo vệ Champa trước các cuộc tấn công của Đại Việt.
    • Điển hình khác là trường hợp Nhà Minh đưa gần 150.000 lượt quân đến Triều Tiên[21][22] để chống lại cuộc xâm lược của quân Nhật trong cuối thế kỷ XVI. Điều này là bảo vệ chư hầu.[23]
    • Đáp ứng lời cầu cứu của Tự Đức,[note 4] gần 40.000 quân Mãn Thanh sang Việt Nam để chống lại quân Pháp, một hành động bảo vệ chư hầu của Trung Quốc (Chiến tranh Pháp-Thanh), trong 1884 - 1885.
  • Trung Quốc không chỉ bảo vệ đồng minh của mình mà còn phải tự vệ.
    • Quan niệm về tính cần thiết của tấn công chủ động đã có từ hàng ngàn năm trước trong lịch sử Trung Quốc, Tào Tháo-vua Tào Ngụy thời Tam Quốc đã từng nói: "Ta không đánh người thì người cũng đánh ta mà thôi, chi bằng ta đánh người trước".
    • Trong lịch sử, Trung Quốc thường xuyên phải chịu đựng sự tấn công của quân du mục từ phía tây và phía bắc, các tộc người du mục Hung nô, Khiết Đan, Mông Cổ, Nữ Chân,...,nhiều lần họ tàn phá thậm chí chiếm lấy Trung Quốc, sự mở rộng của Trung Quốc ra bên ngoài là từ nhu cầu tự vệ. Điều này liên quan đến sự tồn vong của dân tộc Trung Quốc mà kinh nghiệm lịch sử đã chỉ rõ.[24]
    • Cuộc tấn công Việt Nam trong năm 1979 là cuộc tấn công tự vệ, chính phủ Trung Quốc gọi là Chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam (对越自卫还击战 Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến) đáp trả cáo buộc "xâm lược", "bành trướng" từ Việt Nam, Trung Quốc khẳng định sau khi "Dạy cho Việt Nam một bài học" họ sẽ rút quân, không lấy một tấc đất nào của Việt Nam. Trung Quốc không xâm lược mà tự vệ.[25] Đồng thời, Trung Quốc còn ngăn chặn Việt Nam xâm lược Đông Nam Á, bảo vệ đồng minh Campuchia và các nước Đông Nam Á khỏi nguy cơ xâm lược.
  • Vai trò đó cũng thể hiện ở việc bảo vệ các nước chư hầu trước thế lực phương Tây, bằng chứng là sau khi Nhà Thanh bị đánh bại trong Chiến tranh Nha phiến vào năm 1840, từng bước các nước châu Á khác bị xâm chiếm. Bắt đầu thời kỳ thống trị của chủ nghĩa thực dân Châu Âu ở phương Đông.[26]
  • Hệ thống triều cống không chỉ mang hàng cống phẩm từ chư hầu đến triều đình Trung Quốc, mà hoàng đế Trung Quốc còn chiêu đãi và quà cáp cho các sứ thần các nước[27] khi họ trở về. Vì vậy, đôi lúc triều đình Trung Quốc chịu tốn kém hơn.
  • Hoạt động triều cống chỉ là cách mà các nước phương Đông lẫn phương Tây muốn tiếp cận, xâm nhập vào thị trường Trung Quốc để mua bán.[28] Cống nạp đến hoàng đế Trung Quốc là thỉnh nguyện được buôn bán.
  • Hán hóa là sự tiếp biến văn hóa tự nguyện của các nước châu Á xung quanh Trung Hoa. Về điều này, giới học giả Trung Quốc phủ nhận sự tồn tại của các nhà nước bản địa đã bị hoặc đã từng bị Trung Quốc chiếm và sáp nhập. Không có nhà nước bản địa và không có nền tảng văn hóa bản địa nào nổi bật xung quanh Trung Hoa, và văn minh Trung Hoa đã giúp khai hóa các vùng xung quanh, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Khái niệm nhà nước bản địa là mơ hồ và văn hóa bản địa là thiếu nổi bật. Vì vậy Hán hóa là điều tốt đẹp và đã được tiếp nhận tự nguyện mà không hề thông qua bạo lực.
  • Trung Quốc không phải là một nước đế quốc, mà ngược lại đã từng là nạn nhân của chủ nghĩa đế quốc. Từ chiến tranh Nha Phiến đến hết chiến tranh thế giới thứ hai (hoặc năm 1949), dân tộc Trung Quốc bị bức hại bởi chủ nghĩa đế quốc phương Tây và Nhật Bản.[29] Đó là Thế kỷ tủi nhục[4]dân tộc Trung Quốc đã phải chịu đựng.[30]

Các học giả khác ngoài Trung Quốc cũng nêu ra các quan điểm trung lập, mặc dù không phải tất cả đề cập đến Trung Quốc, nhưng chúng có tính chất tương tự trong việc lý giải hành vi chính trị của Trung Quốc, nếu không nói là biện minh cho họ.

Quan niệm về xu hướng bá quyền nước lớn không phải là trường hợp riêng biệt của Trung Quốc, hầu hết các nước lớn trong lịch sử đều có xu hướng này. Xu hướng bá quyền nước lớn thể hiện rõ nhất trong giai đoạn hiện nay khi Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, điều này tương tự trường hợp của nước Đức vào cuối thế kỷ XIX,...Các lý thuyết trong lĩnh vực quan hệ quốc tế như Lý thuyết chuyển giao quyền lực đều giải thích cho các trường hợp này.

Thông qua nhiều biến thể khác nhau của lý thuyết chuyển giao quyền lực, xung đột dễ dàng xảy ra nhất khi một cường quốc đang lên, bất mãn với tình trạng hiện hành, tiếp cận gần hơn về mặt quyền lực với cường quốc thống trị trong một khu vực hay trong toàn bộ hệ thống quốc tế, và sẵn sàng sử dụng vũ lực để định hình lại các quy chuẩn hay thể chế trong hệ thống đó.[31]

Thực tế là các bộ tộc, dân tộc và các quốc gia đã tạo nên những quan điểm cho một nền tảng chính trị cơ bản, giúp giải thích tại sao đế quốc không thể bị giới hạn ở một địa điểm hay thời đại cụ thể mà đã xuất hiện và tái lập qua hàng ngàn năm, và trên tất cả các châu lục.[32]

Nhà lý luận chính trị Niccolò Machiavelli và Hans Morgenthau cũng đưa ra quan điểm quyền lực là một mục tiêu cố hữu của nhân loại và của nhà nước, theo đuổi xây dựng quốc gia thành cường quốc là mục tiêu cố hữu của các quốc gia trong lịch sử. Tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng quân sự, lan truyền văn hóa,... tất cả đều có thể được coi là làm việc hướng tới mục tiêu cuối cùng của quyền lực quốc tế.[33]

Nhiều nước trong lịch sử thường tiến hành xâm lấn nước khác như cách đẩy các mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài. Trung Quốc không phải là ngoại lệ.[34]

Một số khác, bao gồm các chính khách thậm chí thẳng thắn bày tỏ sự ủng hộ đối với Trung Quốc, họ có chiều hướng ngược lại với phương Tây, như một số chính khách Mỹ Latin.[35]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_đế_quốc_Trung_Hoa http://news.sina.com.cn http://news.sina.com.cn/c/nd/2018-02-04/doc-ifyreu... http://english.mofcom.gov.cn/aroundchina/yunnan.sh... http://www.xjtj.gov.cn/sjcx/tjnj_3415/2014xjtjnj/z... http://www.asiapacificms.com/articles/myanmar_infl... http://www.cankaoxiaoxi.com/china/20180209/2255344... http://www.gaosan.com/gaokao/81180.html http://www.sohu.com/a/220759230_138452 http://www.taipeitimes.com/News/editorials/archive... http://taylorfravel.com/documents/research/fravel....